0983.522.949 Contact@binhyen.com.vn

TIN TỨC

   Công nghệ
   Đầu tư
   Dịch vụ

   Liên hệ chúng tôi
Email
Tên
Số điện thoại
Tin nhắn
Gửi thông tin

 
   Lượt truy cập
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 41
Số thành viên Ngày hôm qua: 83
Tổng Tổng: 49157
TIN TỨC

Cách Phân Biệt Hợp Đồng EPC Và PPP Cần Lưu Ý
21 Tháng Mười 2024 :: 3:37 CH :: 47 Views :: 0 Comments :: Nhà thầu EPC

Trong lĩnh vực thiết kế, thi công có hai hợp đồng được sử dụng phổ biến hơn cả là EPC và PPP. Vậy cách phân biệt hợp đồng EPC và PPP này như thế nào? Hợp đồng nào có lợi hơn? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
[MỤC LỤC]

Phân biệt hợp đồng EPC và PPP

1. Khái niệm về Hợp đồng EPC? Tổng thầu EPC ?

EPC (Engineering, Procurement and Construction) hiểu là thiết kế, mua sắm và xây dựng. Đây là 1 loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ việc thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị cho tới thi công xây dựng công trình, hạng mục cũng như chạy thử nghiệm bàn giao cho chủ đầu tư.

Thông thường, mỗi hợp đồng sẽ tách riêng từng phần thiết kế, mua sắm vật tư và xây lắp thi công. Trong khi đó hợp đồng EPC là tổng hợp của tất cả các hạng mục trên. Loại hợp đồng này hiện đang được nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước sử dụng cho các dự án công nghiệp ở Việt Nam.

Phân biệt hợp đồng EPC và PPP
EPC bao gồm thiết kế, mua sắm và xây dựng

Phạm vi của hợp đồng EPC

Để áp dụng hợp đồng EPC hiệu quả thì chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất, quy mô của mỗi dự án cũng như các quy định của pháp luật để áp dụng.

Thông thường, hợp đồng EPC sẽ được áp dụng với những dự án có quy mô lớn, có hạ tầng và đồng thời có hệ thống phức tạp. Chẳng hạn như lĩnh vực dầu khí, khai khoáng,… Các dự án này đều yêu cầu trình độ chuyên môn cao, kiến thức đặc biệt, hay phải có các phương án công nghệ linh hoạt.

Còn với những dự án mang tính chất nhỏ, các dự án đơn giản hoặc lặp đi lặp lại, thời gian thi công ngắn, chủ dự án đầu tư đã tự thực hiện hầu hết các bước thiết kế...thì không nên áp dụng hợp đồng EPC.
Tham khảo: 
Ưu điểm của hợp đồng tổng thầu EPC


Phân biệt hợp đồng EPC và PPP
Hợp đồng EPC sẽ được áp dụng với những dự án có quy mô lớn

2. Tại sao dự án thiết kế xây dựng lại cần có hợp đồng EPC?

Hợp đồng EPC có vai trò quan trọng đối với dự án bất động sản thiết kế xây dựng. Đây không những là cơ sở để đánh giá quy mô, sự chuyên nghiệp của phía nhận thầu. Mà còn giúp cho những nhà đầu tư bảo vệ được quyền lợi của mình. Dưới đây là 1 số lý do mà các dự án bất động sản thiết kế xây dựng cần có hợp đồng EPC:

Hợp đồng EPC giúp chủ thầu giảm bớt được gánh nặng về tài chính khi thực hiện triển khai dự án.

Hạn chế sự tranh chấp giữa hai bên tham gia hợp đồng trong quá trình thi công dự án.

Giảm thiểu được rủi ro cho phía nhà đầu tư trong quá trình điều phối các hoạt động.

Giúp phía chủ thầu có thể chủ động được thời gian thi công dự án. Nhờ vậy mà tiết kiệm được thời gian và chi phí hoàn thành dự án.

3. Ưu, nhược điểm của hợp đồng EPC

3.1. Ưu điểm

Đối với chủ đầu tư:

+ Tận dụng được tối đa trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như năng lực quản lý của mình.

+ Giảm thiểu chi phí và nhân lực

+ Thuận lợi trong tiến độ thi công dự án, tránh được các rủi ro trong quá trình thiết kế và thi công.

Đối với nhà thầu:

+ Tạo điều kiện cho nhà thầu chủ động hơn trong mọi việc, không bị phụ thuộc vào sự kiểm tra giám sát của bên phía chủ đầu tư.

+ Giảm thiểu được thời gian gián đoạn khi thi hành, đảm bảo tiến độ hợp đồng.

3.2. Nhược điểm

- Để áp dụng hợp đồng EPC cần phải đảm bảo được những điều kiện nhất định mới có thể nhận được tối đa lợi ích.

- Việc áp dụng sai các dự án có thể khiến cho dự án không hoàn thành được như mong đợi. Điều này khiến cho nhà đầu tư phải gánh chịu mức phí cao không đáng có, dễ gây lãng phí cho ngân sách.

- Đôi khi xảy ra những bất cập:

+ Công nghệ kỹ thuật phát sinh ra lỗi: Việc nhà thầu không đáp ứng đủ chuyên môn để giám sát kiểm tra. Điều này có thể gây ra lỗi phát sinh trong quá trình thi công và vận hành dự án. Từ đó, gây ra những thiệt hại từ nhiều phía mà không chỉ từ phía nhà thầu.

+ Các thiết bị lắp đặt, công nghệ do đơn vị nhà thầu mua sắm không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của nước sở tại (nhà thầu cung cấp sai thông số, quy định tiêu chuẩn….)

- Nếu quá trình thanh tra, kiểm tra của chủ đầu tư không tiến hành thường xuyên thì việc giám sát nhà thầu không cao.

- Với các nhà thầu không có tính chuyên nghiệp và trách nhiệm không cao rất dễ làm cho dự án có nhiều sai sót. Đối với một số trường hợp, dự án nghiệm thu xong mới phát hiện ra các sai sót về thi công, hay trang thiết bị của dự án.

Tiếp theo cùng Phân biệt hợp đồng EPC và PPP nhé!

4. Phân biệt hợp đồng EPC và PPP

Phân biệt hợp đồng EPC và PPP
Phân biệt hợp đồng EPC và PPP

Để Phân biệt hợp đồng EPC và PPP, chúng tôi đã tổng hợp bảng sau dựa theo các tiêu chí cụ thể:

Tiêu chí

Hợp đồng PPP

Hợp đồng EPC

Khái niệm

PPP là mô hình hợp tác công tư giữa Nhà nước với nhà đầu tư. Cả 2 phía sẽ cùng nhau phối hợp để thực hiện dự án xây dựng về kết cấu hạ tầng. Cũng như cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án để kết hợp thế mạnh 2 bên.

Hợp đồng EPC là hợp đồng các dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn với hơn 30% vốn đầu tư của nhà nước. Nhà thầu sẽ thực hiện việc xây dựng công trình. Khi hoàn thành thì công trình được bàn giao lại cho Nhà nước quản lý cũng như vận hành.

Thời gian

Dự án PPP thường sở hữu thủ tục đơn giản. Tuy nhiên thời gian hoàn thành lại dài hơn so với dự án EPC

Thời gian thực hiện dự án chỉ gồm thời gian chuẩn bị dự án và xây dựng công trình.

 (ngắn hơn so với thời gian thực hiện dự án PPP)

Tài chính

Việc huy động vốn ở các dự án PPP thường diễn ra khá chậm. Các nhà đầu tư thường phải tiến hành thương lượng với nhiều tổ chức tài chính, chứng minh dự án này sẽ thu về lợi nhuận trong tương lai sau khi đã hoàn thành.

Việc huy động tài chính sẽ đơn giản hơn nhiều so với dự án PPP. Phía nhà thầu chỉ cần huy động đủ nguồn vốn để có thể hoàn thành dự án. Họ sẽ không cần phải chịu trách nhiệm dự án đó có đem lại hiệu quả kinh trong tương lai hay không.

Trách nhiệm đối với dự án

Nhà đầu tư có trách nhiệm đàm phán với những tổ chính tài chính để có được những khoản vay dài hạn và hoàn trả từ nguồn thu của dự án trong suốt thời hạn hợp đồng.

Nhà thầu chỉ có trách nhiệm huy động vốn để đảm bảo cho việc hoàn thành công trình. Thông thường ngay sau khi bàn giao công trình họ sẽ nhận được ngay khoản thanh toán.

Trên đây là thông tin chi tiết liên quan đến hợp đồng EPC và Phân biệt hợp đồng EPC và PPP. Hy vọng, qua bài viết bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về hợp đồng EPC. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm tổng thầu EPC thì Bình Yên Energy là lựa chọn đáng cân nhắc cho bạn. Chúng tôi đã hoạt động trong ngành hơn 15 năm, đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, dày kinh nghiệm. Chắc chắn đảm bảo tốt nhất cho nhu cầu của bạn. Liên hệ cho chúng tôi qua địa chỉ:

  • Công ty cổ phần năng lượng Bình Yên
  • Số 94 Ngụy Như Kon Tum - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Hotline:0983522949
  • Contact@binhyen.com.vn
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

TIN BÀI KHÁC
Những Quy Định Về Tổng Thầu EPC Nên Biết
Tổng Thầu EPC Dự Án Điện Mặt Trời - Bình Yên Energy
Tầm Quan Trọng, Ưu Điểm Của Hợp Đồng Tổng Thầu EPC
Lợi Ích Của Hệ Thống Điện Mặt Trời Trong Xây Dựng
Phân Loại Các Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Của Hệ Thống Điện Mặt Trời
Ứng Dụng Của Năng Lượng Mặt Trời Trong Xây Dựng Nhà Ở
Tìm Hiểu Hợp Đồng EPC Trong Xây Dựng Tại Bình Yên Energy
Top 5 Cách Lựa Chọn Nhà Thầu EPC Uy Tín Chất Lượng 2023
Nhà Thầu EPC Là Gì? Những Ưu Điểm Vượt Trội Của EPC
Công ty cổ phần năng lượng Bình Yên
Maps
Số 94 Ngụy Như Kon Tum - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
Hotline:0983522949
Contact@binhyen.com.vn
   

Công ty cổ phần
Năng lượng Bình Yên
Số 94 Ngụy Như Kon Tum 
Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
Hotline:0983.522.949
Contact@binhyen.com.vn
   

22 Tháng Mười 2024    Đăng Ký   Đăng Nhập 
Copyright by www.binhyenenergy.vn | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin